Gợi ý cách đàm phán lương hiệu quả với nhà tuyển dụng

Trong các buổi phỏng vấn thì việc đàm phán lương rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết cách đàm phán lương hiệu quả. Điều này cũng không hề dễ dàng với cả những người có kinh nghiệm. Đa số các nhà tuyển dụng đều lấn át ứng viên và chiếm ưu thế. Vậy khi đi phỏng vấn làm cách nào để đàm phán lương với nhà tuyển dụng thành công?

cách đàm phán lương
Cách để đàm phán mức lương hiệu quả

1. Nghiên cứu về mặt bằng lương

Trước hết bạn phải tìm hiểu kỹ về mặt bằng lương hiện tại trước khi bước vào cuộc đàm phán lương. Với một nền kinh tế luôn có sự biến động thì mức lương cũng có sự thay đổi. Thực tế hiện nay, so với trước thì mức lương có thể chỉ bằng 70 – 80%. Việc nghiên cứu về mức lương sẽ giúp bạn tránh được tình huống mất điểm khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mà lại đưa ra con số quá cao so với mặt bằng chung.

Hơn nữa, nhờ tìm hiểu về mức lương hiện tại thì bạn sẽ biến được nhà tuyển dụng đưa ra mức lương có thấp hơn so với vị trí của bạn hay không. Điều này rất quan trọng để giúp bạn không bị mất đi quyền lợi đáng được hưởng. Thông qua việc tham khảo bạn bè, người quen cùng lĩnh vực hay trên các website tra cứu lương thì bạn có thể nắm được mức lương hiện nay. Đồng thời, còn có thể khai thác thêm nhiều thông tin để đưa ra những ưu điểm giúp nâng cao mức lương.

Bạn phải luôn thể hiện cho mới người thấy được sự chuyên nghiệp. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương mà nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn đó là bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn yêu cầu về ứng viên cao hơn nên mức lương sẽ cao hơn so với doanh nghiệp nhỏ.

2. Chọn thời điểm thích hợp để đàm phán lương

Thời điểm thích hợp chính là một yếu tố tác động không nhỏ đến kết quả của cuộc đàm phán. Các bạn nên thảo luận về vấn đề lương khi thấy nhà tuyển dụng đang thấy hài lòng về bạn và tâm trạng thật sự tốt. Trong trường hợp, vừa phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đã đề cập về mức lương thì bạn hãy dùng câu trả lời khéo léo đừng vội trả lời ngay. Bạn phải cần thời gian để tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc, về khối lượng công việc phải làm để xem mức lương đó có thực sự hợp lý hay không. Từ đó bạn sẽ tự tin đàm phán mức lương hợp lý và tốt nhất cho mình.

đàm phán lương
Làm sao để offer mức lương thuyết phục?

3. Cách đàm phán lương hiệu quả với nhà tuyển dụng

Khi được hỏi về mức lương mong muốn nhiều người nghĩ rằng, tỏ ra khiêm nhường sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng nhưng điều này chưa chắc. Bởi nhiều nhà tuyển dụng thấy ứng viên đưa ra mức lương thấp thì sẽ đánh giá rằng người đó không có năng lực. Điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm và cũng tuột mất cơ hội được đàm phán lương. Do đó, khi đưa ra mức lương mong muốn thì bạn đừng tỏ ra quá khiêm tốn.

4. Chú ý chế độ phúc lợi

Khi quyết định làm ở công ty nào thì chế độ phúc lợi cũng là điều cực kỳ quan trọng. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và môi trường làm việc của bạn. Nhất là khi đàm phán lương nhà tuyển dụng đưa ra con số thấp hơn so với mong muốn của bạn. Thì bạn cần xem thử chế độ phúc lợi mà công ty đưa ra như bảo hiểm, tiền thưởng, chế độ phụ cấp, trang thiết bị văn phòng, vị trí làm việc,….Từ đó dễ dàng đánh giá toàn diện về lương, chế độ phúc lợi của công ty mang lại.

đàm phán lương khi phỏng vấn
Cách deal ra mức lương hợp lý khi phỏng vấn

5. Biết chắc chắn về mức lương tối thiểu bạn muốn nhận

Thông thường khi đàm phán mức lương thì các ứng viên thường hay đưa ra con số dao động từ bao nhiêu đến bao nhiêu. Nhà tuyển dụng thì thường chọn con số thấp nhất, tức là mức lương tối thiểu bạn đưa ra trong khoảng dao động đấy. Do đó, bạn muốn có được mức lương tốt nhất cho bản thân thì cần phải biết cách.  Có thể nói đưa ra mức lương dao động như thế nào để có lợi nhất là cả một nghệ thuật. Chính vì thế, bạn phải tự tin về năng lực của bản thân và đưa ra mức lương cao nhất để bắt đầu khi đưa ra mức lương dao động.

6. Kỹ năng đàm phán lương khi phỏng vấn dựa vào năng lực

Khi phỏng vấn bạn hãy cố gắng dùng kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Những gì bạn có mà người khác không có thì đừng ngại thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy. Đây cũng là cách đàm phán lương. Như vậy họ sẽ đánh giá cao và cảm thấy bạn phù hợp với vị trí đang tuyển. Như vậy sẽ mong muốn giữ bạn lại. Khi đó bạn đưa ra mức lương cao hơn thì việc đàm phán lương sẽ đơn giản và dễ thành công hơn.

7. Không tiết lộ về mức lương hiện tại

Bạn không nên tiết lộ mức lương hiện tại và phải khéo léo không đưa ra con số cụ thể mà chuyển hướng sang vấn đề khác. Có thể, bạn chưa biết nếu đưa ra mức lương hiện tại thì thông thường nhà tuyển dụng sẽ dùng nhiều lý do khác nhau để đưa ra mức lương thấp hơn hoặc tương đương với mức lương cũ.

kỹ năng đàm phán lương
Kỹ năng offer mức lương hiệu quả khi phỏng vấn

8. Không ngại hỏi

Nếu như mức lương nhà tuyển dụng đưa ra chưa xứng đáng thì bạn đừng ngần ngại mà hãy hỏi để nâng cao. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương thấp nhất và để ứng viên đàm phán rồi mới nâng lên. Một ứng viên giỏi hoàn toàn có thể nâng mức lương lên cao hơn 10 – 20%. Hãy cương quyết với mức lương đưa ra và đàm phán ở nhiều phương diện khác nhau để giúp có được những lợi ích tốt nhất, xứng đáng nhất.

9. Chuẩn bị kỹ càng

Các đàm phán lương thuyết phục cần chuẩn bị lương kỹ càng. Khi phỏng vấn thì bạn càng nên chuẩn bị tốt. Từ thông tin về công ty, vị trí công việc, cách giao tiếp, ứng xử, mức lương đưa ra,….Những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn cũng như giúp bạn có thể nhanh chóng xử lý các tình huống xảy ra khi đàm phán lương một cách hiệu quả. Từ đó giúp việc đàm phán lương hiệu quả.

nghệ thuật đàm phán lương
Nghệ thuật đàm phán và offer mức lương

10. Thực hành trước khi đàm phán lương

Việc thực hành trước khi đàm phán lương rất quan trọng. Không chỉ chuẩn bị trong đầu mà bạn cần phải tự tin nói ra, thuyết phục nhà tuyển dụng. Đừng để căng thẳng khiến bạn quên hết bản thân phải nói những gì và nói như thế nào. Đầu tiên, cần phải lên một kịch bản trò chuyện hợp lý, thực tế và đưa ra nhiều tình huống. Đồng thời còn có cả cách giải quyết tình huống sao cho hợp lý. Sau đó, tập cho nhuyễn vì điều này sẽ giúp bạn nhanh nhạy xử lý tốt khi tình huống, câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra. Nhưng không nên quá máy móc trong việc trả lời mà cần phải linh hoạt câu trả lời. Nhất là những câu hỏi ngẫu nhiên từ nhà tuyển dụng không nằm trong kịch bản. Nên luyện tập trước gương để thêm tự tin và biết cách điều chỉnh cử chỉ, cách nói hợp lý.

11. Biết điểm dừng là nghệ thuật đàm phán lương

Trong cuộc đàm phán thì bạn phải biết đâu là điểm dừng. Không nên nói quá nhiều về bản thân và đòi hỏi mức lương một cách thao thao bất tuyệt. Bởi nhà tuyển dụng vẫn là người quyết định mức lương của bạn.  Do đó, nếu thấy nhà tuyển dụng thờ ơ với đề nghị của bạn thì nên dừng lại bởi cứ nói mãi sẽ gây phản tác dụng.

Nhiều lúc công việc còn quan trọng hơn lương nên bạn cần phải cân nhắc kỹ đừng nên đánh mất cơ hội. Bạn hoàn toàn có thể thương lượng và nâng cao mức lương khi đã vào làm việc ở công ty. Bạn phải biết rõ bản thân mình làm được những gì và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Nếu bạn có cách đàm phán lương hợp lý bạn sẽ dễ dàng bảo vệ quyền lợi và mức lương của mình.

Bài viết Gợi ý cách đàm phán lương hiệu quả với nhà tuyển dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dịch Vụ Cung Ứng Lao Động.



source https://nhanlucviet.vn/cach-dam-phan-luong-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến