Bật mí những cách xin nghỉ việc khéo léo

Khi đi làm sẽ có những trường hợp và lý do nhất định khiến nhân viên phải đưa ra quyết định xin nghỉ việc. Tuy nhiên, không thể không nói không rằng nghỉ việc luôn. Mà cần phải có cách xin nghỉ việc với sếp thật khéo léo không làm mất lòng sếp. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Dưới đây là một số cách giúp xin nghỉ việc khéo léo mà bạn có thể tham khảo.

cách xin nghỉ việc với sếp
Cách xin nghỉ việc với người sếp hiệu quả và thuyết phục

1. Cách xin nghỉ việc với sếp thuyết phục

Khi xin nghỉ việc thì bạn nên đưa ra những lý do thật thuyết phục để không làm mất lòng sếp và sếp sẽ vui vẻ chấp nhận cho bạn cho bạn nghỉ việc. Hơn nữa, cần đảm bảo việc bạn nghỉ việc cũng không làm ảnh hưởng đến công việc của công ty.

1.1. Kết hôn, chăm sóc con nhỏ

Bạn xin nghỉ việc với lý do kết hôn hay chăm sóc con nhỏ thì chắc chắn không một vị sếp nào từ chối lý do này. Bởi hôn nhân, gia đình là những điều quan trọng nhất đối với mỗi người nên sếp sẽ thông cảm cho bạn. Hơn nữa, nếu vướng bận việc riêng gia đình thì công việc sẽ khó lòng hoàn thành tốt. Sếp sẽ hiểu điều này và vui vẻ cho bạn nghỉ việc.

1.2. Nghỉ việc vì bệnh tật

Với lý do nghỉ việc là bạn gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật thì sếp của bạn sẽ khó lòng từ chối. Vì với con người thì sức khỏe là quan trọng nhất. Không một vị sếp nào thấy nhân viên của mình xin nghỉ việc vì lý do này mà từ chối.

1.3. Muốn học để nâng cao trình độ

Đây là lý do xin nghỉ việc khéo léo và không ảnh hưởng đến cấp trên. Khi bạn xin nghỉ việc để theo đuổi đam mê học lên cao để nâng cao kiến thức thì dù sếp có tiếc nuối do để mất đi nhân viên nhưng vẫn có ấn tượng tốt với bạn. Đây là một cách xin nghỉ việc với sếp hợp lý này thì bạn có thể kết thúc quan hệ với công ty cũ một cách tốt đẹp và vẫn giữ được tình cảm đẹp.

cách nói xin nghỉ việc
Làm thế nào để trình bày mong muốn nghỉ việc với sếp

1.4. Muốn chuyển nghề

Có không ít người sau một khoảng thời gian nhất định làm việc mới nhận ra rằng mình chưa thực sự đam mê với công việc này. Họ nhận ra bản thân đam mê và hứng thú với công việc khác. Khi xin nghỉ việc với lý do này bạn cần nói rõ cho sếp biết bản thân muốn thay đổi mục tiêu nghề nghiệp. Chắc chắn sếp của bạn sẽ chấp nhận lý do này vì họ hiểu khi không còn đam mê với công việc thì hiệu quả cũng suy giảm.

1.5. Chuyển nhà

Trong các cách xin nghỉ việc khéo léo thì lý do chuyển nhà sẽ có khả năng thành công cao. Bởi khoảng cách địa lý quá xa chắc chắn sẽ khiến bạn không thể tiếp tục công việc khi chuyển nhà. Khi bạn xin nghỉ việc với lý do này thì sếp sẽ nhanh chóng đồng ý thôi.

1.6. Muốn tự kinh doanh

Thông thường những nhân viên có trình độ cao sau một thời gian làm việc thì sẽ muốn tự lập. Vì lúc này họ đã có đủ vốn và kinh nghiệm nên muốn tự mở kinh doanh riêng. Hàng năm có rất nhiều công ty mới khởi nghiệp được mở do các nhân viên giỏi. Do đó, bạn xin nghỉ với lý do muốn tự kinh doanh là hoàn toàn hợp lý. Sếp của bạn chắc chắn sẽ nhanh chóng chấp nhận cho bạn nghỉ việc với lý do này.

1.7. Muốn định cư ở nước ngoài

Việc đi định cư nước ngoài trong những năm gần đây ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng được xem là một lý do xin nghỉ việc hợp lý mà cấp trên dễ dàng đồng ý. Tuy nhiên trước khi nộp đơn xin nghỉ việc bạn cần phải tìm hiểu kỹ xem công ty bạn đang làm có chi nhánh ở đất nước mà bạn chuẩn bị đến định cư hay không. Điều này thực sự cần thiết để giúp bạn không bị bỏ lỡ cơ hội vì rất có thể nếu có chi nhánh thì sếp bạn sẽ chuyển công tác cho bạn. Tiện cả đôi đường vừa đi định cư vừa vẫn giữ được công việc. Trước khi nộp đơn xin nghỉ thì việc chuẩn bị chu đáo sẽ không bao giờ là thiệt thòi cho bạn.

2. Hành động để xin nghỉ việc

Khi xin nghỉ việc bạn cần phải tìm hiểu kỹ để không làm ảnh hưởng đến công việc chung, không ảnh hưởng đến công ty. Lý do xin nghỉ việc phải thật hợp lý và bạn phải biết cách xin nghỉ việc với sếp khéo léo để không làm mất lòng bất cứ ai. Hơn nữa, để đảm bảo quyền lợi cho bản thân thì vấn đề xin nghỉ việc cần phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết với công ty.

Cách nói chuyện với sếp xin nghỉ việc
Các hoạt động để bắt đầu xin nghỉ việc

2.1. Bật tín hiệu xin nghỉ việc một cách khéo léo

Bạn cần phải biết cách bật tín hiệu xin nghỉ việc thật khéo léo với cấp trên trước khi xin nghỉ việc. Đây là điều cần thiết để bộ phận nhân sự có thể chuẩn bị tìm người thay thế vị trí của bạn để không ảnh hưởng đến công việc. Lý do xin nghỉ việc của bạn cần phải bất khả kháng, có thể là lý do cá nhân, gia đình,…Việc đưa tin bạn muốn nghỉ việc cũng cần chính xác và đúng người. Tuyệt đối không nên đưa tin nói xấu sếp, đồng nghiệp hay công ty vì điều này sẽ khiến bạn bị gây khó dễ khi xin nghỉ. Việc khéo léo xin nghỉ sẽ giúp sếp dễ dàng đồng ý cho bạn nghỉ.

2.2. Hoàn thành tốt công việc trước khi nghỉ việc

Trước khi nộp đơn xin nghỉ thì bạn cần phải phải dốc lòng làm việc thật tốt, thật chăm chỉ đến ngày cuối cùng. Bạn cũng cần chuẩn bị tất tần tật các các nhiệm vụ, công việc để đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ khi bàn giao cho nhân viên mới. Khi rời công ty thì nhớ gửi lời cảm ơn đến sếp và các đồng nghiệp của mình. Hãy cố gắng giữ quan hệ lâu dài và tốt đẹp với họ vì những điều này sẽ giúp các bạn thành công hơn trong tương lai.

2.3 Nghỉ khi có người thay thế

Muốn đơn xin nghỉ việc được sếp nhanh chóng đồng ý thì không chỉ cần bạn phải hoàn thành tốt các công việc mà cũng cần phải có người thay thế sau khi bạn nghỉ. Điều này thực sự cần thiết để công việc không bị ảnh hưởng. Sếp sẽ nhanh chóng chấp nhận đơn xin nghỉ việc của bạn khi bạn hoàn thành xong công việc và có người thay thế liền vị trí của bạn.

2.4. Thông báo trực tiếp với người quản lý và sếp của bạn

Nếu bạn muốn xin nghỉ việc thì nên thông báo trực tiếp với sếp, với người quản lý của mình. Đừng để sếp là người biết tin sau cùng. Cách xin nghỉ việc với sếp trực tiếp thể hiện sự tôn trọng với cấp trên. Họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và dễ dàng đồng ý đơn xin nghỉ việc của bạn. Hơn nữa, những người quản lý còn giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ xin nghỉ việc hơn.

3. Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Khi viết đơn xin nghỉ việc thì bạn cần phải lưu ý một số điều nhất định để đảm bảo không mắc lỗi, thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên. Một số lưu ý trong viết đơn xin nghỉ việc mà bạn nên biết như:

cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng
Hướng dẫn xin nghỉ việc một cách nhẹ nhàng
  • Ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, chuyên nghiệp.
  • Chú ý không mắc lỗi dùng từ, sai chính tả
  • Có nêu rõ thời gian xin nghỉ việc
  • Đưa ra lý do xin nghỉ việc thật hợp lý
  • Cần có lời cảm ơn trong đơn xin nghỉ việc
  • Kiểm tra kỹ đơn trước khi gửi

4. Thời điểm thích hợp để bạn gửi đơn xin nghỉ việc

Một yếu tố quan trọng khi gửi đơn xin nghỉ việc mà bạn cần chú ý đó là lựa chọn thời điểm thích hợp để thông báo nghỉ việc cũng nghỉ gửi đơn xin nghỉ việc. Việc lựa chọn thời điểm xin nghỉ việc thích hợp vừa giúp không làm mất lòng sếp, không làm ảnh hưởng đến công việc chung vừa giúp đơn xin nghỉ của bạn được duyệt nhanh hơn. Một số thời điểm thích hợp để nộp đơn xin nghỉ việc như sau:

  • Khi tình hình công ty phát triển ổn định, không có biến động về nhân sự.
  • Thời điểm công ty đang cắt giảm nhân sự.
  • Thời điểm trước tết hoặc sau tết.

Những chia sẻ về cách xin nghỉ việc với sếp khéo léo với các lý do hợp lý ở trên hy vọng đã giúp ích được các bạn khi có ý định xin nghỉ việc. Nhờ vậy bạn có thể nghỉ việc nhanh mà không làm mất lòng sếp.

 

Bài viết Bật mí những cách xin nghỉ việc khéo léo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Dịch Vụ Cung Ứng Lao Động.



source https://nhanlucviet.vn/cach-xin-nghi-viec-kheo-leo/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến